NƯỚC MẮM CƠM TẤM - Cách pha - nấu và bảo quản nước mắm cơm tấm tại nhà

Chia sẻ công thức và cách pha nước mắm cơm tấm ngon tại nhà. Nước mắm thơm, vị mặn ngọt, ngoài ăn với cơm tấm thì có thể pha loãng hơn để ăn với các món bánh - bún.

Xem VIDEO CÁCH LÀM NƯỚC MẮM CƠM TẤM NGON

NHỮNG LOẠI ĐỒ CHẤM NGON DỄ LÀM TẠI NHÀ

CÔNG THỨC NƯỚC MẮM CƠM TẤM NGON

  • lưng chén nước mắm (240g)
  • 1 chén đường (250g)
  • 5g muối
  • 2 chén nước (500g)
  • 50g ớt sừng
  • 2 trái chanh (40ml)

Nếu dùng các loại nước mắm truyền thống thì thường độ đạm sẽ cao hơn nước mắm công nghiệp (Độ đạm sẽ vào khoảng 50 - 60). Ưu điểm của nước mắm truyền thống là mùi thơm, vị mặn nhiều.

CÁC BƯỚC LÀM NƯỚC MẮM CƠM TẤM TẠI NHÀ

- Cho vào chảo 1 chén đường, nấu tan chảy đường thì cho nước và nước mắm, xíu muối vào. Khuấy cho đường tan thì cho 4 - 5 lát thơm vào, để lửa nhỏ, nấu 20 - 30 phút.
- Vớt thơm ra, tắt bếp và để nước mắm nguội hoàn toàn. Cho nước chanh và ớt bằm vào, khuấy sơ.

BÍ QUYẾT LÀM NƯỚC MẮM CƠM TẤM THƠM NGON

- Về nước mắm cơm tấm này thì mình đã pha vừa ăn, vị của nước mắm sẽ là mặn, ngọt và chua 1 chút. Để ăn với các món bún, bánh,... thì bạn cho thêm 1 ít nước (và có thể cho thêm tỏi bằm), để nước mắm loãng ra là được.
- Nước mắm cơm tấm sau khi pha xong sẽ bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh từ 1 - 2 tháng. Nếu để bên ngoài, thì không nên cho tỏi hoặc ớt vào, mà chỉ cho vào khi ăn (để bảo quản được lâu).
- Muốn ớt hoặc tỏi nổ lên mặt nước mắm trong thời gian dài thì bạn nên bằm thì không nên xay. Và chỉ cho tỏi, ớt vào khi nước mắm đã nguội hoàn toàn.

CƠM TẤM THƯỜNG ĂN VỚI MÓN

Sườn nướng cơm tấm
Đồ chua
Lạp xưởng

Nhận xét