Chia sẻ công thức và cách ngâm kiệu chua ngọt trắng giòn tại nhà. Củ kiệu ngâm giấm thường ăn kèm với bánh chưng, bánh tét và thịt kho trong ngày Tết.
Xem VIDEO CÁCH LÀM KIỆU NGÂM CHUA NGỌT NGON
NHỮNG MÓN CHUA NGỌT - LÊN MEN NGON DỄ LÀM
CÔNG THỨC CỦ KIỆU NGÂM CHUA NGỌT NGON
- 1.2kg củ kiệu
- 500ml giấm (ngâm sau khi gọt)
- Nước giấm đường: 2g muối, 800g đường, 450ml giấm
Củ kiệu bán ở chợ thường có 2 loại (kiệu Huế - Quế và kiệu trâu). Thường thì khi làm kiệu chua ngọt, người ta sẽ sử dụng kiệu Huế. Kiệu Huế có thân nở hơn, phần thắt eo hiện khá rõ, đuôi kiệu mảnh. Với kiệu trâu thì phần thân tương đối dài hơn, không thắt eo và đuôi to.
CÁC BƯỚC LÀM KIỆU NGÂM CHUA NGỌT TẠI NHÀ
- Kiệu mua về rửa sạch đất cát. Cho kiệu vào thau cùng 2 muỗng đường và 2 muỗng muối, ngâm ngập nước qua đêm.
- Vớt kiệu ra, xếp lên mâm (rổ, mẹt,..) và phơi nắng 4 - 5 tiếng. Đem kiệu vào, gọt sạch phần rễ, cắt bỏ phần ngọn (cắt xong củ kiệu thường dài từ 3 - 4 cm). Ngâm kiệu ngập trong giấm qua 1 đêm (12 - 14 tiếng).
Gọt kiệu
Ngâm kiệu với giấm qua đêm
- Cho giấm, đường, xíu muối vào nồi. Vừa nấu vừa khuấy cho đường tan hết, chờ cho nước giấm đường sôi 3 - 5 phút, tắt bếp, để nguội.
- Vớt kiệu ra khỏi nước giấm, xếp kiệu vào hủ, đổ nước giấm đường cho ngập kiệu. Sau 5 - 7 ngày, cho hủ kiệu ngâm chua ngọt vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản.
BÍ QUYẾT LÀM KIỆU NGÂM CHUA NGỌT THƠM NGON
- Khi gọt kiệu nên gọt cẩn thận, chỉ gọt phần rễ. Nếu gọt vào sâu hoặc phạm nhiều vào củ kiệu thì khi ngâm kiệu sẽ mềm nhũn chứ không giòn.
- Nếu không đủ nắng, nắng yếu thì nên kéo dài thời gian phơi kiệu thêm 1 nắng nữa. Củ kiệu phơi không đủ nắng sẽ không tróc vỏ lụa bên ngoài, ngâm sẽ ít giòn và không trắng (hơi hồng như trong video).
- Kiệu sau khi đã chua và thấm vị thì nên cho vào ngăn mát tủ lạnh. Kiệu ngâm chua ngọt có thể bảo quản ăn quanh năm.
CỦ KIỆU NGÂM CHUA NGỌT THƯỜNG ĂN KÈM VỚI MÓN
Tôm khô
Thịt kho tàu
Nhận xét
Đăng nhận xét